Khái niệm, đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Khái niệm năng lực pháp luật dân sự
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (nội dung khái niệm được quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ Luật Dân sự 2015).

Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, mọi cá nhân đều bình đẳng, không ai bị hạn chế, bị phân biệt đối xử, cho dù khác nhau về giới tính, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp … năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra, không thay đổi với bất kỳ lý do gì, nó gắn liền với sự tồn tại của cá nhân đó và cũng không tự mất đi, trừ trường hợp cá nhân đó chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Tuy nhiên, việc trong trường hợp Tòa án tuyên bố chết thì vẫn có thể khôi phục lại khi người bị tuyên bố trở về và có yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết.
Khái niệm, đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự
- Năng lực pháp luật dân sự được ghi trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế - xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
- Mọi cá nhân đều có nhưng lực pháp luật dân sự như nhau.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi ngời đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Ví dụ: Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền khai sinh, khai tử như sau:
"1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nêu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trường trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định".