Quy định về người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam


Một trong nội dung hết sức quan trọng được nhiều người quan tâm đấy là việc người nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam không.
Trước đây, khi đất nước chúng ta đang trong công cuộc mở cửa, đổi mới đất nước lượng người nước ngoài đến sinh sống, làm việc rất ít, chủ yếu là các chuyên gia, các quan chức ngoại giao nên quy định của pháp luật chưa có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta đã đi được chặng đường đủ dài để Việt Nam hội nhập sâu rộng thì ngoài việc các quan chức các nước, các chuyên gia, còn có các doanh nhân, người lao động nước ngoài cũng tới tìm kiếm cơ hội làm việc, hợp tác phát triển kinh tế và số lượng ngày càng đông thì đây trở thành vấn đề không hề nhỏ. Nhưng làm sao để vẫn đảm bảo được sự nhất quán trong quản lý và sở hữu lâu dài của nhà nước đối với nguồn tài nguyên quan trọng đất đai số một của chúng ta. Vì vậy, khởi đầu từ năm 2014 khi Luật Nhà ở ra đời đã đánh dấu một dấu mốc mới cho sự thay đổi này, đó là người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Bất động sản tây hồ
Khách nước ngoài tham quan dự án 
Văn bản pháp lý quy định Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/10/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Trong đó, Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có quy định:
Điều 159 Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài)
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của chính phủ.
Để cụ thể hơn tại Điều 74 Nghị Định 99 có quy định:
Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng à điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp Lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (Sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Như vậy, có một số điểm khẳng định được
Người nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi đối tượng sẽ có những điều kiện nhất định ràng buộc chặt chẽ. Trong đó, đối với tổ chức thì phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có chi nhánh, văn phòng đại diện, quỹ đầu tư, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực.  
Đối với cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam thì chỉ cần có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản ký xuất, nhập cảnh Việt Nam không nằm trong đối tượng được quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện. Hình thức sở hữu thông qua các hoạt động mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở. Không phải tất cả mà chỉ những nhà ở thương mại bao gồm là căn nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà liền kề, biệt thự, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra còn một số các điều kiện khác như thời gian sử dụng, quyền, nghĩa vụ, tỷ lệ người nước ngoài được mua nhà để ở trong một dự án chúng tôi sẽ trình bày trong chuyên mục sau.