Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần lưu ý những điều gì

Địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển lâu dài cũng như khả năng mở rộng của các cửa hàng, mặt bằng kinh doanh theo thương hiệu. Vì vậy, nhiều chủ đầu tư kinh doanh sẵn sàng chi ra khoản tiền rất cao để có được một vị trí kinh doanh thuận lợi. 

Vậy để lựa chọn được một địa điểm kinh doanh đắc địa, phù hợp với các tiêu chí do doanh nghiệp đề ra, chúng ta (nhà đầu tư) cần lưu ý những gì? 
Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần lưu ý những điều gì?

Hy vọng với những gợi ý dưới đây, Embassygarden.net sẽ giúp cho các nhà đầu tư một phần nào có những căn cứ, cơ sở và thêm dữ liệu để giúp cho bản thân đưa ra những quyết định lựa chọn đúng đắn nhất.

1. Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Khách hàng là mục tiêu và là nhân tố quyết định đến doanh số bán hàng của các nhà đầu tư, vì vậy khi quyết định tìm địa điểm để mở một cửa hàng kinh doanh hay các đại lý thì nhà đầu tư cần phải xác định được khách hàng mục tiêu - đối tượng tiêu dùng chính của mình. Sau đó, nhà đầu tư cần nghiên cứu đến các thông tin cơ bản như: độ tuổi tiêu dùng ở khu vị trí nghiên cứu, giới tính cho đến việc họ sống, làm việc và tiêu dùng - giải trí ở những khu vực nào? những nơi mà cư dân sinh sống tại khu vực này thường xuyên đến? ngoài ra, chúng ta cũng cần phải chú ý đến họ thường có sở thích và thói quen gì?
Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần lưu ý những điều gì?

Ví dụ: tại khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Tây Hồ Tây. Nếu trường hợp nhà đầu tư mở một cửa hàng kinh doanh đồ ăn Hàn Quốc, khách hàng mục tiêu đầu tiên của cửa hàng đó là những khách hàng người Hàn Quốc. Đối tượng này ở Việt Nam không nhiều, đa phần khách hàng người Hàn Quốc là trong độ tuổi lao động, họ sang Việt Nam để học tập và công tác, tại khu vực này hiện tại có trụ sở làm việc của Đại sứ quán Hàn Quốc, có các công ty, doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư tại Hà Nội đặt trụ sở tại nơi này (điển hình như Lotte, Daewoo Hàn Quốc, Samsung... ). Nếu nhà đầu tư muốn mở một cửa hàng ăn uống, dịch vụ dành cho người Hàn Quốc tại khu vực này là điều thực sự là đúng đắn. Hiện tại, ở dự án Embassy Garden - Tây Hồ Tây đã có nhà hàng Papas Chicken (kinh doanh đồ ăn cho người Hàn Quốc). Ngoài ra, các món ăn tại cửa hàng dành cho người Hàn Quốc thì vẫn có thể phục vụ cho người Việt Nam... điều này thể hiện khả năng thích ứng của doanh nghiệp khi tồn tại ở bất cứ địa điểm nào.

2. Cần xác định năng lực tài chính khi lựa chọn địa điểm kinh doanh

Các nhà đầu tư cần xác định rõ nguồn lực tài chính của bản thân/doanh nghiệp của mình là bao nhiêu, từ đó mới xác định được mặt bằng và chi phí đầu tư cho mặt bằng này (nằm trong khoản chi phí cố định) có phù hợp với điều kiện của bản thân hay không. 
Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần lưu ý những điều gì?

Bởi một địa điểm ở các vị trí khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, khi chủ đầu tư không xác định được tiềm lực tài chính của mình và không cân đối được dòng tiền của doanh nghiệp dành cho mặt bằng và tính toán được dòng tiền thu về thì khả năng thua lỗ rất cao.

3. Các yếu tố cần chú ý khác

- Vị trí: vị trí là yếu tố quan trọng hàng đầu sau khi nhà đầu tư đã tự xác định được nguồn lực tài chính và đối tượng tiêu dùng của dịch vụ do bản thân/doanh nghiệp của mình cung cấp. Đa phần các vị trí có tầm nhìn thoáng, nổi bật, dễ tiếp cận ở các tuyến đường lớn, có nhiều nơi đỗ xe... sẽ được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, những vị trí thuận lợi - đắc địa thì sẽ có mức giá tương đối cao. 

Ví dụ: ở dự án Embassy Garden - Tây hồ Tây, mặt bằng cho thuê ở dự án này hiện tại đang trong khoảng giá từ 80tr/nhà/tháng - 130tr/nhà/tháng ở mặt đường 60m (đường nối từ Phạm Văn Đồng ra đường Võ Chí Công), và mức giá cho thuê từ 50tr/nhà/tháng - 80tr/nhà/tháng ở mặt đường 15m tiếp giáp với khu chung cư Ngoại Giao Đoàn.

- Yếu tố giao thông: Tại Việt Nam (cụ thể tại Hà Nội), tình hình giao thông vẫn còn nhiều bất cập, có nhiều tuyến đường thường xuyên ùn tắc. Tuy nhiên, đây lại là một ưu điểm để chúng ta có thể lựa chọn là nơi đặt địa điểm kinh doanh. Bởi, đa phần người tiêu dùng khi ùn tắc thì không thể di chuyển với tốc độ nhanh được, điều này khiến cho cửa hàng - vị trí kinh doanh của nhà đầu tư sẽ được quảng bá lâu hơn, với những mặt hàng mà khách hàng đang có nhu cầu thì họ sẽ quyết định ghé thăm ngay. 

- Yếu tố đối thủ cạnh tranh: ông cha ta có câu "buôn có bạn, bán có phường", điều này đúng với các chủ đầu tư kinh doanh và cũng có thể áp dụng với khách hàng. Khách hàng thường sẽ tìm đến các khu phố kinh doanh chuyên về mặt hàng, vì vậy tại nơi tập trung các shop cùng bán chung/cung cấp chung các dịch vụ sẽ tăng khả năng bán hàng hơn là đứng đơn lẻ (do yếu tố kinh doanh truyền thống tại Việt Nam: khách hàng muốn cầm tận tay, nhìn tận mắt, tin thì mới mua).

- Yếu tố nhà cung cấp: đối với các ngành hàng chuyên biệt như thực phẩm (nhà là đồ tươi sống), việc đặt cửa hàng gần nơi cung cấp là rất cần thiết, bởi đây sẽ đảm bảo cho việc giao hàng đúng thời hạn đã giao hẹn, cùng với đó là hàng hóa sẽ luôn tươi sống và hạn chế việc hư hỏng. Ngày nay, công nghệ bảo quan cũng rất hiện đại và tiên tiến, vì vậy yếu tố này cũng không còn quá quan trọng và cần phải lo lắng quá như trước đây nữa.

- Yếu tố an ninh và ổn định khu vực: để việc kinh doanh của nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động, nhà đầu tư cũng cần chú ý tới việc tìm hiểu các vấn đề như là an ninh khu vực, mức độ ổn định và trình độ dân trí của khu vực này.

Hiện tại, Embassygarden.net đang cung cấp thông tin cho thuê và mặt bằng cho thuê tại khu vực phía Tây Hồ Tây và lân cận, quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và thuê mặt bằng kinh doanh, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn một cách tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: