Để có được một không gian sống đầy đủ tiện ích,, ngoài việc thiết kế căn nhà đẹp, trang bị nội thất hiện đại, quý khách hàng còn phải quan tâm đến môi trường và khí hậu xung quanh của căn nhà. Bỏ qua bảng giá xây dựng, những điều ở dưới đây phần nào giúp cho quý khách có được một căn nhà hoàn hảo nhất:
hình ảnh minh họa |
Lưu ý 1: Xây dựng căn nhà vừa với nhu cầu sử dụng
Bất cứ gia đình nào cũng cần có một không gian sử dụng nhất định cho riêng gia đình minh, nhưng nếu xây dựng căn nhà quá lớn và số lượng thành viên ít thì sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết, lãng phí về không gian và khâu xây dựng, hoàn thiện nội thất, ngoại thất. Chính vậy mà quý khách cần phải lên kế hoạch hết sức rõ ràng, tính toán cẩn trọng đến nhu cầu cầu sử dụng của gia đình. Thết kế căn nhà vừa đủ, phần đất còn lại, quý khách có thể sử dụng để thiết kế sân vườn, trang trí một không gian xanh...
Lưu ý 2: Xác định thời gian sử dụng
Cũng như ở lưu ý 1, quý khách cần phải chú ý đến thời gian quý khách về sinh sống tại ngôi nhà đó, cùng với khả năng tồn tại của ngôi nhà, ví dụ xác định là xây dựng để ở ngay, trong khoảng thời gian 5 năm là sẽ thay đổi sang một căn nhà khác, như vậy quý khách sẽ tính toán đến các vật liệu và giá thành hoàn thiện căn nhà đó cho phù hợp, các vật liệu hoàn thiện cũng không cần quá tốt. Nhưng ngược lại, nếu quý khách xác định căn nhà đó của mình là để gắn bó hết cả cuộc đời thì quý khách cần phải chú ý đến thiết kế, các nội thất, vật dụng và vật liệu xây dựng. Tất cả đều phải có kế hoạch thời gian rõ ràng trước khi tiến hành xây dựng.
Lưu ý 3. Xây nhà phù hợp với địa hình, địa lý
Tùy theo vị trí đất của gia đình quý khách để lựa chọn những vật liệu và thiết kế căn hộ cho phù hợp, nếu ở thành phố nhộn nhịp, đông dân như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đây là những thành phố lớn, có lưu lượng phương tiện đi lại nhiều, ồn, bụi và ô nhiễm môi trường lớn, vì thế mà quý khách cần tính toán khoảng cách từ nhà đến mặt đường tối thiểu là bao nhiêu mét, nếu ở mặt đường thì phải có hệ thống kính cách âm, rèm và hệ thống cây xanh... Ở nông thôn thì phân chia ra nhiều địa hình địa lý khác nhau như khu đồi núi, đồng bằng hay thung lũng thường ngập úng... Từ đó tính toán đến phương án xây dựng cho hợp lý.