Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng. 

Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.


Bảo lãnh mang lại cho khách hàng những tiện ích gì?

Khách hàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh của ngân hàng do đó có cơ hội trì hoãn việc thanh toán và làm tăng tài sản lưu thông hiện có.
  Bảo lãnh ngân hàng là gì?



1) Bảo lãnh dự thầu:

Mục đích của bảo lãnh dự thầu là sự đảm bảo của ngân hàng về sự bồi thường trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh nếu bên đề nghị bảo lãnh từ chối ký kết hợp đồng mà đã trúng thầu, rút tiền dự thầu trước ngày quy định hoặc không có khả năng chứng tỏ đảm bảo làm việc cho nhà thầu sau khi hợp đồng ký kết.


2) Bảo lãnh bảo hành :

Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh nếu có bất kỳ nhược điểm nào trong vận chuyển hàng hóa, xây dựng..v.v…hoặc bên đối tác không bảo dưỡng máy móc vì bất kỳ lí do nào. Số tiền bảo lãnh phải được đồng ý trong hợp đồng và ngày hết hạn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, mục đích bảo lãnh..v.v…


3) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp nếu bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng (ví dụ: cung cấp dịch vụ, hiệu suất làm việc..v.v..) số tiền trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được sự đồng ý của các bên.


4) Bảo lãnh thanh toán:

Mục đích là giảm thiểu rủi ro về thanh toán tiền hàng cho người bán hàng/xuất khẩu. Vì lí do này, bảo lãnh thanh toán sẽ là sự đảm bảo thanh toán số hàng hóa cho người bán hàng/xuất khẩu nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. Số tiền bảo lãnh thanh toán thường chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả cho số ngày kéo dài thêm vì đòi bồi thường.



5) Bảo lãnh nhận hàng:


Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và cho bất kỳ một lí do nào khác như thay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc.

Bảo lãnh nhận hàng thường được phát hành kèm với Thư tín dụng.

Bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng (sau khi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu) cho Công ty vận chuyển hoặc Nhà xuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển.

Hồ sơ bảo lãnh


- Đơn xin bảo lãnh
- Hợp đồng mua bán / Hợp đồng bảo hành… (bản gốc)
- Hồ sơ dự thầu & thông báo mời thầu
- Giấy tờ đảm bảo cho ngân hàng.
(Các hình thức bảo đảm bao gồm : Ký quỹ bằng tiền, bảo đảm tiền gửi có kỳ hạn, Cầm cố/ Thế chấp tài sản, Bảo lãnh của bên thứ ba và các hình thức khác theo quy định của pháp luật…)

* Riêng đối với Bảo lãnh nhận hàng cần thêm:

Giấy yêu cầu ký hậu vận đơn (nếu bộ chứng từ về khách hàng)
- Thông báo hàng đến của Hải quan/hãng vận tải (nếu có)
- Bộ chứng từ giao hàng bản sao (trong trường hợp bảo lãnh)
- Bộ chứng từ giao hàng bản gốc (trong trường hợp ký hậu vận đơn).


Quy trình thực hiện

Ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh ngay khi Khách hàng hoàn thiện xong các giấy tờ xin bảo lãnh và đảm bảo thanh toán tại Public Bank Việt Nam.


Riêng đối với bảo lãnh nhận hàng:

Ngân hàng sẽ thực hiện việc ký hậu vận đơn/Phát hành thư bảo lãnh và hoàn trả bộ chứng từ giao hàng cho khách hàng trong ngày ngay sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục đảm bảo thanh toán tại Public Bank Việt Nam.


Khách hàng phải chấp nhận mọi dị biệt của bộ chứng từ, nếu có, khi Public Bank Việt Nam nhận được từ ngân hàng xuất trình và thanh toán bộ chứng từ vô điều kiện.